Xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn là một trong những vấn đề mà không ít doanh nghiệp gặp phải. Nguyên nhân là bởi những đối tượng là khách hàng cá nhân sẽ rất hiếm khi lấy loại hóa đơn này. Vậy có điểm gì cần lưu ý đối với việc xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây từ Phần Mềm Bách Khoa!

1. Cần chú ý những gì khi lập, quản lý sử dụng hoá đơn điện tử cho khách hàng lẻ?

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn điện tử:
“Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán (trừ hộ, cá nhân kinh doanh quy định tại Khoản 6, Điều 12 Nghị định này) phải lập hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu mà cơ quan thuế quy định và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Nghị định này, không phân biệt giá trị từng lần bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.”
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán có sử dụng máy tính tiền thì đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.

Như vậy, việc lập hóa đơn điện tử để giao cho người mua theo định dạng chuẩn dữ liệu theo quy định của cơ quan thuế là điều mà các tổ chức, đơn vị kinh doanh buộc phải tiến hành.
Trong đó, hóa đơn điện tử phải thể hiện đầy đủ nội dung và không phân biệt giá trị từng lần bán.

Tham khảo: Báo giá hóa đơn điện tử.

2. Mức xử phạt khi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng

Về mức xử phạt đối với hành vi không lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị từ 200.00 đồng trở lên, theo quy định hiện hành, mức phạt cụ thể như sau:
– Phạt tiền từ 4~8 triệu đồng đối với một trong các hành vi: Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê. (Theo Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC)
– Phạt tiền từ 10~20 triệu đồng đối với hành vi không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.” (Theo Khoản 4, Điều 1, Thông tư 176/2016/TTBTC).

3. Lập và xuất hoá đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hoá đơn như thế nào?

Việc xuất hóa đơn điện tử cho khách lẻ không lấy hóa đơn được chia thành 2 trường hợp. Cụ thể gồm hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng và hóa đơn có giá trị hàng hóa dưới 200.000 đồng.

3.1. Nếu khách lẻ không lấy hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng

Theo quy định tại Điểm b, Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm b, Khoản 2, Điều 16, Thông tư 39/2014/TT-BTC:
“Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.”
Như vậy, trường hợp giá trị đơn hàng lớn hơn 200.000 đồng, dù khách hàng không lấy hóa đơn thì việc xuất hóa đơn vẫn là bắt buộc.
Trong khi đó, theo quy định tại Khoản 7, Điều 3, Thông tư 26/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Điều 16, Thông tư 32/2014/TT-BTC:
Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ có giá trị từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, nếu khách hàng không có nhu cầu lấy hoá đơn hoặc khách hàng không cung cấp thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có), người bán vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc ghi “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.
Lưu ý, với đơn vị bán lẻ xăng dầu, nếu khách hàng không yêu cầu lấy hóa đơn thì vào cuối mỗi ngày, vẫn phải lập chung 1 hóa đơn tổng doanh thu của những người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong ngày hôm đó.

3.2. Đơn hàng có giá trị dưới 200.000 đồng và khách không lấy hóa đơn

Đối với trường hợp bán hàng hoá, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ.
Bảng kê phải có:

  • Tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán;
  • Tên hàng hoá, dịch vụ, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra;
  • Ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê.

Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”.

Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hoá đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hoá đơn này ghi là “bán lẻ không giao hoá đơn”.
Như vậy, nếu đơn hàng có giá trị < 200.000, việc lập phải lập hóa đơn từng lần là không bắt buộc. Tuy nhiên, người bán vẫn phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ trực tiếp cho người mua (khách lẻ). Thời điểm lập hóa đơn bán hàng hoặc hóa đơn GTGT sẽ vào cuối mỗi ngày.

📌Thực hiện chuyển đổi hóa đơn nhanh chóng tránh gián đoạn trong quá trình kinh doanh với Phần Mềm Bách Khoa ngay trong tháng 03 để được nhận ưu đãi giá trị nhất cho doanh nghiệp:
🎁 Chiết khấu 10% và tặng ngay 70% số lượng hóa đơn khi mua bất kỳ gói hóa đơn nào của Phần Mềm Bách Khoa.
🎁 Tặng ngay 100 hóa đơn cho Doanh Nghiệp Mới Thành Lập.
🎁 Miễn 100% phí truyền nhận thường niên.
🎁 Miễn 100% phí tư vấn và hỗ trợ chuyển đổi.
👉✍️Các Doanh nghiệp có thể đăng ký tại đây và chúng tôi sẽ liên hệ lại ngay để tư vấn: https://forms.gle/9vmpKHy4cj7TZ5xu5
Hoặc liên hệ trực tiếp HOTLINE: 0789.322.322.
———————–
CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM BÁCH KHOA
🏢Địa chỉ: Tầng 3 – Tòa nhà Định Vị Bách Khoa số 561 Nguyễn Bỉnh Khiêm, P.Đằng Hải, Q.Hải An, Tp.Hải Phòng
☎️Hotline: 0789.322.322
📱Zalo: 0789.322.322
🌐Website: pmbk.vn
📧Email: phanmembachkhoa@pmbk.vn

Leave a Comment