Quy trình, thủ tục thực hiện giảm thuế GTGT xuống còn 8% trong năm 2022 theo Nghị quyết 43/2022/QH15 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP như thế nào để các doanh nghiệp, tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh thực hiện dễ hiểu, thuận lợi nhất? Hãy cùng Phần Mềm Bách Khoa tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Trước hết, cơ sở kinh doanh cần xác định ngay các hàng hóa, dịch vụ của mình có thuộc đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15 hay không để thực hiện xuất hóa đơn với đúng mức thuế suất quy định kể từ ngày 01/02/2022.
– Đang áp dụng mức thuế suất VAT trước đó là 10%
– Không thuộc những nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.
Tiếp đó, doanh nghiệp, hộ cá nhân kinh doanh cần xác định và hiểu rõ về mức thuế mà hàng hóa, dịch vụ của cơ sở kinh doanh sẽ được áp dụng dựa theo phương thức tính thuế GTGT của từng doanh nghiệp.
Phương pháp tính thuế GTGT của cơ sở KD | Mức thuế GTGT trước đó | Mức thuế GTGT sau khi được giảm theo Nghị quyết 43/2022/QH15 |
Phương pháp khấu trừ | 10% | 8% – (Đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng được giảm) |
Phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu (bao gồm cả hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh) | Mức tỷ lệ % tính thuế GTGT tùy theo từng loại hình dịch vụ, hàng hóa | Giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế GTGT |
Trường hợp khác | Thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc đối tượng chịu thuế GTGT 5% | Không được giảm thuế GTGT |
Thời gian áp dụng mức giảm thuế mới: Từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022 (Quy định tại Khoản 1, Điều 3 Nghị định 15/2022/NĐ-CP) |
Cơ sở kinh doanh phải lập hóa đơn riêng cho từng mặt hàng, dịch vụ được áp dụng giảm thuế giá trị gia tăng trong năm 2022.
STT | Trường hợp, đối tượng áp dụng giảm thuế GTGT | Quy định về cách viết hóa đơn giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15 |
1 | Doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ | – Tại dòng thuế suất: Ghi 8% – Ghi đầy đủ: Tiền thuế giá trị gia tăng và Tổng số tiền người mua phải thanh toán |
2 | Doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) | – Cột “Thành tiền”: ghi đầy đủ tiền hàng hóa, dịch vụ trước khi giảm – Tại dòng “Cộng tiền hàng hóa, dịch vụ”: Ghi theo số đã giảm 20% mức tỷ lệ % trên doanh thu |
3 | Hộ, cá nhân kinh doanh tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (tỷ lệ % trên doanh thu) | – Ghi chú: “đã giảm… (số tiền) tương ứng 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng theo Nghị quyết số 43/2022/QH15”. |
Lưu ý khi xuất hóa đơn giảm thuế GTGT còn 8% trong một số trường hợp khác:
– Phải lập hóa đơn riêng cho hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT. Nếu không, cơ sở kinh doanh sẽ không được áp dụng chính sách giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43 và Nghị định 15.
– Với các đơn hàng có các loại hàng hóa, dịch vụ chịu mức thuế GTGT khác nhau (10% hoặc 8%) thì cần tách và xuất hóa đơn riêng tưng ứng với mức thuế suất khác nhau.
– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và kê khai theo mức thuế suất chưa giảm: Người bán và người mua phải lập biên bản sai sót hoặc lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán lập hóa đơn điều chỉnh và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có).
– Trường hợp cơ sở kinh doanh đã phát hàng hóa đơn đặt in dưới hình thức vé có in sẵn mệnh giá chưa sử dụng hết (nếu có) và có nhu cầu tiếp tục sử dụng: Thực hiện đóng dấu theo giá đã giảm 2% thuế suất GTGT hoặc giá đã giảm 20% mức tỷ lệ % bên cạnh tiêu thức giá in sẵn để tiếp tục sử dụng.
– Khi nộp tờ khai thuế GTGT: Nộp kèm theo Mẫu 01 Phụ lục IV Nghị định 15/2022/NĐ-CP – kê khai các hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế.
Mẫu số 01 – Mẫu kê khai hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế GTGT theo Nghị quyết 43
– Trường hợp hóa đơn thuế GTGT 8% có sai sót thì thực hiện xử lý sai sót đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế như thông thường.
– Trước khi thực hiện xuất hóa đơn điện tử có mã giảm thuế GTGT, doanh nghiệp cần liên hệ với đơn vị cung cấp phần mềm/dịch vụ hóa đơn điện tử đang sử dụng để xác định lộ trình đáp ứng và cập nhật phần mềm với thuế suất giảm mới còn 8%.
Như vậy, trên đây Phần mềm Bách Khoa đã chia sẻ tới các bạn hướng dẫn thực hiện áp dụng giảm mức thuế suất mới 2022 còn 8% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 & Nghị định 15/2022/NĐ-CP, cũng như chi tiết cách xuất hóa đơn giảm thuế GTGT trên phần mềm hóa đơn điện tử. Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ và áp dụng dễ dàng hơn chính sách giảm thuế VAT mới trong năm 2022 theo quy định.
Bên cạnh đó, quý doanh nghiệp & các hộ, cá nhân kinh doanh cũng đừng quên lộ trình áp dụng hóa đơn điện tử trên cả nước trong giai đoạn sắp tới này nhé:
Dựa trên quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/9/2021 của Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính đã ban hành kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình 2 giai đoạn và đẩy mạnh triển khai tại 6 tỉnh trong giai đoạn đầu tiên:
- Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2021 đến hết tháng 03/2022 – Bắt buộc triển khai áp dụng HĐĐT đối với 6 tỉnh/thành phố gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Quảng Ninh, Hải Phòng, Phú Thọ và Bình Định.
- Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2022 đến tháng 07/2022 – Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử áp dụng trên phạm vi cả nước, cụ thể là đối với 57 tỉnh thành còn lại.
Phần Mềm Bách Khoa đã vượt qua quá trình thẩm định, xét duyệt khắt khe nhất và được Tổng Cục Thuế lựa chọn là một trong những đơn vị uy tín hàng đầu cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử; đồng thời được trang bị các tính năng và nghiệp vụ để đáp ứng đầy đủ các quy định về HĐĐT theo Nghị định 123, Thông tư 78/2021/TT-BTC, cũng như update nhanh chóng để đáp ứng các quy định về mức thuế suất hóa đơn như theo Nghị quyết 43/2022/QH15 trên đây.
Đây vừa là vinh dự, vừa là sự ghi nhận cho những nỗ lực không ngừng của Phần Mềm Bách Khoa trong hành trình nghiên cứu và phát triển những sản phẩm tiện ích để đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp Việt.
Doanh nghiệp quan tâm phần mềm Hóa đơn Bách Khoa & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử Bách Khoa trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 0789.322.322 để được tư vấn chi tiết.