Sự ban hành của Nghị định 102, nghị định 123, thông tư 78 về hóa đơn điện tử là một bước tiến quan trọng trong tiến độ hiện đại hoá quy trình làm việc nói chung và trong ngành kế toán nói riêng. Nhưng trong một năm 2021 với quá nhiều thay đổi, kế toán có thể chưa nắm rõ về những quy định mới nhất về hoá đơn cho năm 2022. Hãy đón xem bài viết dưới đây của Phần Mềm Bách Khoa để chuẩn bị cho năm mới thuận tiện hơn nhé!

1. Quy định mới nhất về hóa đơn: Áp dụng hóa đơn điện tử trên phạm vi cả nước

Dựa trên quyết định số 1417/QĐ-TCT ngày 27/9/2021 của Tổng cục Thuế, Bộ Tài Chính đã ban hành kế hoạch triển khai hóa đơn điện tử theo lộ trình 2 giai đoạn và đẩy mạnh triển khai tại 6 tỉnh trong giai đoạn đầu tiên:

  • Giai đoạn 1: Từ tháng 11/2021 đến hết tháng 03/2022 – Bộ Tài chính lập kế hoạch triển khai thí điểm hoá đơn điện tử tại 06 tỉnh, thành phố bao gồm: Hà Nội, Phú Thọ, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bình Định, TP. Hồ Chí Minh theo công văn 10847, quy định của Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC.
  • Giai đoạn 2: Từ tháng 04/2022 đến tháng 07/2022 – Triển khai áp dụng hóa đơn điện tử áp dụng trên phạm vi cả nước, cụ thể là đối với 57 tỉnh thành còn lại.

Như vậy, vào cả nước sắp bước vào giai đoạn 2 triển khai áp dụng hoá đơn điện tử trên toàn quốc.

Trong quy định mới nhất về hoá đơn, Doanh nghiệp nằm trong phạm vi giai đoạn 1 nhưng lại chuyển đổi hóa đơn điện tử sau 31/12/2021 doanh nghiệp có bị phạt không? Xem câu trả lời tại đây.

Tiếp theo là những nhóm quy định về xử lý sai phạm với hoá đơn điện tử, chủ yếu dựa theo Nghị định 102/2021/NĐ-CP gần đây, thay thế nghị định 125 trước đó, cụ thể:

2. Thay đổi quy định xử phạt khi có sai phạm về hoá đơn

2.1 Tăng thời hiệu xử phạt hành chính về hoá đơn vi phạm

Nếu như nghị định 125 trước đó chỉ có thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hoá đơn là 01 năm thì ở Nghị định 102/2021/NĐ-CP đã tăng gấp đôi thời hiệu xử phạt lên 02 năm.

Thời hiệu xử phạt là 02 năm nghĩa là khoảng thời gian cơ quan có thẩm quyền được xử phạt vi phạm hành chính với những cá nhân và tổ chức vi phạm trong vấn đề hoá đơn, sau 02 năm, cơ quan này sẽ không còn quyền xử phạt nữa.

Đọc chi tiết quy định mới nhất về hoá đơn: Tăng thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, từ năm 2022 tại đây.

2.2 Áp dụng mức phạt tiền từ 20-50 triệu đồng với các trường hợp khác

Nếu trước đó, mức phạt tiền từ 20-50 triệu đồng được áp dụng với trường hợp bán/cho hoá đơn mua từ Cơ quan thuế nhưng chưa lập thì ở Nghị định 102 có thêm những hành vi cho, bán hoá đơn đặt in của khách hàng đặt in cho cá nhân, tổ chức khác, trừ trường hợp cho, bán hoá đơn đặt in chưa phát hành.

2.2 Bổ sung một số trường hợp bị xử phạt 

Nghị định 102 bổ sung những quy định mới nhất về hoá đơn và việc xử phạt 04-08 triệu đồng đối với trường hợp:

  • Lập hóa đơn không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc trên hóa đơn theo quy định
  • Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập nhưng chưa khai thuế.

Theo đó, trong 02 trường hợp trên, các bên liên quan cần lập biên bản ghi nhận việc mất, cháy, hỏng hoá đơn.

3. Không bị xử phạt đối với hóa đơn đã nộp thuế nhưng bị mất, cháy, hỏng

Theo nghị định 102, từ ngày 01/01/2022, trường hợp làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã nộp thuế sẽ không bị xử phạt.

Nghị định 102 quy định phạt tiền từ 05-10 triệu đồng với hành vi làm mất, cháy, hỏng hoá đơn đã lập và khai thuế trong quá trình sử dụng hay trong thời gian lưu trữ, trừ một số trường hợp quy định khác.

4. Không tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn

Trước đây chỉ quy định không tính tiền chậm nộp tiền phạt trong thời gian xem xét, quyết định miễn tiền phạt. Hiện tại theo nghị định 102, sẽ không tính tiền chậm nộp tiền phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn trong thời gian xem xét, quyết định giảm tiền phạt, bên cạnh trường hợp miễn tiền phạt.

Với hành vi vi phạm xảy ra trước thời gian có hiệu lực có nghị định 102 (01/01/2022) mà sau đó mới bị phát hiện hoặc đang trong quá trình xem xét, giải quyết để xử phạt thì áp dụng Nghị định 102, nếu không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn Nghị định trước đó.

Với trường hợp đề nghị miễn phạt tiếp nhận trước ngày 01/01/2022 thì áp dụng theo nghị định 125 trước đó để xử phạt.

5.Quy định định dạng Ký hiệu hoá đơn và Số hoá đơn từ 01/01/2022

Số hoá đơn là gì?

Số hóa đơn là số thứ tự được thể hiện trên hóa đơn do người bán lập. Theo Nghị định 123 quy định về số hoá đơn gồm các đặc điểm như sau:

  • Số hóa đơn được thể hiện bằng chữ số Ả-rập, tối đa gồm 8 chữ số, bắt đầu từ đô 1 (theo ngày 01/01) hoặc tính từ ngày bắt đầu sử dụng hoá đơn và kết thúc vào ngày 31/12 tối đa đến số 99.999.999;
  • Số hoá đơn lập liên tục theo thứ tự từ nhỏ đến lớn trong cùng một ký hiệu hoá đơn và mẫu số hoá đơn;
  • Với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì số hoá đơn có in sẵn trên hoá đơn, người mua được sử dụng đến hết;

Ký hiệu hoá đơn điện tử là gì?

Ký hiệu hóa đơn điện tử là một nhóm ký tự gồm 6 số hoặc chữ viết thể hiện các thông tin về loại hoá đơn điện tử: có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế, về năm lập hoá đơn, loại hoá đơn.

Ký hiệu hoá đơn có những đặc điểm như sau theo Nghị định 123:

  • Ký tự đầu tiên là C hoặc K với C mang nghĩa hoá đơn điện tử có mã của CQT, K là hoá đơn không có mã của CQT;
  • Hai ký tự tiếp theo là hai chữ số Ả rập thể hiện năm lập hóa đơn điện tử, dùng hai chữ số cuối của năm dương lịch lúc đó: Ví dụ, năm lập hoá đơn điện tử là 2021, lấy hai chữ số 21;
  • Ký tự tiếp theo là một chữ cái  trong nhóm sau: T, D, L, M, N, B, G, H thể hiện loại hóa đơn điện tử được sử dụng

Bên cạnh đó, phần mềm hóa đơn Bách Khoa hiện đã đáp ứng đầy đủ các quy định mới nhất về hóa đơn điện tử theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC với nhiều tính năng và nghiệp vụ quan trọng, hỗ trợ doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử nhanh hơn, dễ dàng hơn.

Quý Doanh nghiệp/cá nhân quan tâm phần mềm hóa đơn Bách Khoa & có nhu cầu dùng thử MIỄN PHÍ đầy đủ tính năng hóa đơn điện tử Bách Khoa trong 7 ngày, vui lòng liên hệ Hotline: 0789.322.322.

Leave a Comment