Bạn đang quan tâm tới các quy định, thủ tục cho các trường hợp hủy hóa đơn? Hay mẫu hủy hóa đơn nào, biên bản nào là mới nhất, đúng pháp luật?… Vậy thì đừng bỏ qua bài viết này, Hóa Đơn Bách Khoa sẽ giúp bạn giải đáp hết các thắc mắc trên.

Hủy hóa đơn giấy khi sử dụng hóa đơn điện tử

Theo khoản 3 điều 14 và Khoản 3 điều 20 tại Nghị định 119/2018/NĐ-CP quy định: Kể từ thời điểm sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh phải thực hiện hủy những hóa đơn giấy còn tồn đọng chưa sử dụng.

Theo đó, người bán có thể đăng ký phát hành hóa đơn điện tử khi vẫn còn hóa đơn giấy, nhưng khi sử dụng hóa đơn điện tử thì phải làm thủ tục hủy hóa đơn giấy còn tồn chưa sử dụng. Thời gian hủy hóa đơn chậm nhất là 30 ngày kể từ ngày thông báo với cơ quan thuế.

Hồ sơ hủy hóa đơn giấy:

Hủy hóa đơn giấy khi sử dụng hóa đơn điện tử

Hủy hóa đơn đã kê khai thuế

Hóa đơn đã kê khai thuế có được hủy không?

Đây cũng là một trong những nội dung rất quan trọng mà kế toán cần nắm rõ.

Theo quy định đề ra của Bộ Tài chính, khi phát hiện ra sai sót về thông tin trên hóa đơn sau khi đã được lập và kê khai thuế thì các bên không được phép hủy hóa đơn. Thay vào đó, bên bán và bên mua phải lập biên bản hoặc văn bản thỏa thuận ghi rõ những sai sót trên hóa đơn và lập hóa đơn điều chỉnh.

Hai bên dựa trên hóa đơn điều chỉnh đó, kê khai điều chỉnh lại chính xác về doanh số, thuế.

>>Tóm lại, hóa đơn điện tử đã kê khai thuế thì không được hủy, mà thay vào đó phải tiến hành lập biên bản thỏa thuận và lập hóa đơn điều chỉnh.

 Hủy hóa đơn đã kê khai thuế

Do đó, trong quá trình làm kế toán bạn phát hiện ra hóa đơn đã kê khai thuế có sai sót thì kế toán lựa xác định sai sót và lựa chọn cách điều chỉnh phù hợp dưới đây:

Trường hợp 1: Sai số lượng, đơn giá, thành tiền, thuế suất, tiền thuế, tổng thanh toán.

Bên bán thực hiện như sau:

 Bước 1: Lập biên bản xác nhận sai sót

Khi phát hiện sai sót trên hóa đơn điện đã kê khai thuế, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót. Biên bản được lập thành 2 bản, ký, đóng dấu và mỗi bên giữ 1 bản.

  Bước 2: Bên bán điều chỉnh sai sót

Là những sai sót về giá trị, bên bán có thể ghi sai cao hoặc thấp hơn so với quy định hoặc thấp hơn so với quy định hoặc thỏa thuận các bên:

+ Nếu sai cao hơn, hóa đơn điều chỉnh giảm

+ Nếu sai thấp hơn, hóa đơn điều chỉnh tăng

Lưu ý:

          Ngày trên hóa đơn điều chỉnh là ngày lập biên bản điều chỉnh hóa đơn.

          Hóa đơn điều chỉnh phải ghi rõ: Điều chỉnh Tăng/Giảm số, lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số, ký hiệu,…

          Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)

Trường hợp 2: Sai ngày tháng, tên hàng hóa, ĐVT, mã số thuế, số tiền viết bằng chữ:

Bước 1: Lập biên bản điều chỉnh hóa đơn

Hai bên tiến hành lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, mỗi bên giữ 1 bản

Bước 2: Bên bán lập hóa đơn điều chỉnh cho sai sót:

    • Ngày lập hóa đơn là ngày lập biên bản điều chỉnh hóa đơn
    • Ghi chính xác, đầy đủ tên công ty, địa chỉ, Mã số thuế của người
    • Ghi rõ: Điều chỉnh……(sai cái gì điều chỉnh cái đó)….ghi tại hóa đơn số….ký hiệu….ngày, tháng, năm
    • Các tiêu thức còn lại thì gạch chéo

Dù là trường hợp nào thì hóa đơn điều chỉnh và biên bản điều chỉnh sẽ được kẹp cùng với hóa đơn viết sai trước đó.

Hủy hóa đơn đã xuất

Theo điều 29 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ tài chính quy định về thủ tục hủy hóa đơn GTGT cụ thể như sau:

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC, quy định về thủ tục hủy hóa đơn đã xuất như sau:

       Lập Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy.

  1. Quyết định thành lập hội đồng hủy hóa đơn:

– Hội đồng hủy hóa đơn có đại diện lãnh đạo, đại diện bộ phận kế toán của tổ chức

– Hộ cá nhân kinh doanh không phải thành lập Hội đồng khi hủy hóa đơn.

  1. Các thành viên Hội đồng hủy hoá đơn phải ký vào biên bản hủy hóa đơn và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu có sai sót.
  2. Hồ sơ hủy hoá đơn gồm:

– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hoá đơn,

– Bảng kiểm kê hoá đơn cần hủy: Chi tiết về tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hoá đơn nếu số hoá đơn cần huỷ không liên tục);

– Biên bản hủy hóa đơn (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC).

– Thông báo kết quả hủy hoá đơn gồm các nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy.

Chú ý:

– Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại DN.

– Riêng Thông báo kết quả hủy hoá đơn phải lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế (chậm nhất không quá  năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện huỷ hoá đơn.

Mẫu biên bản hủy hóa đơn 2020

Mẫu số 3.11 Phụ lục 3

Để nắm chi tiết hóa đơn điện tử, hay cần tư vấn thêm về phần mềm hóa đơn điện tử PHẦN MỀM BÁCH KHOA hoàn toàn miễn phí,

Quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CP PHẦN MỀM BÁCH KHOA

Địa chỉ: 561 Nguyễn  Bỉnh Khiêm, Hải An, Đằng Hải, Hải Phòng

Hotline: 0789.322.322

Website: pmbk.vn

Email: cskh@malware.example.com/ hotro@malware.example.com

Fanpage: Hóa Đơn Bách Khoa

Cộng đồng kế toánHỗ trợ “Hóa Đơn Bách Khoa

Xin trân trọng cảm ơn!

Leave a Comment